Di Sản Miền Trung

HUẾ

Là thủ đô của Việt Nam từ năm 1802 đến 1945, Huế hiện nay vẫn được xem như là trung tâm văn hóa của Việt Nam với Hoàng thành Huế được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hoàng thành được xây dựng trong suốt 13 đời vua nhà Nguyễn và bao gồm Thủ phủ (Kinh thành), Đại nội Huế (cung điện và lăng mộ hoàng gia), Tử Cấm Thành (nơi ở của hoàng gia), Lăng vua và những ngôi chùa danh tiếng. Huế còn được biết đến như một vùng đất lãng mạn, vốn ảnh hưởng bởi hoàng gia từ thời trước và từ chính sự duyên dáng của con người nơi đây.

Thành phố này còn có nền ẩm thực trứ danh được người dân địa phương lẫn du khách quốc tế đánh giá là mỹ vị. Bí quyết của các món ăn địa phương truyền thống nằm ở sự hài hòa giữa các thực phẩm tươi sạch, vị ngon hấp dẫn lẫn nghệ thuật bài trí, màu sắc trong mỗi món. Dù là mâm cơm bình dị hằng ngày hay các yến tiệc xa hoa của hoàng gia cũng đều được chuẩn bị một cách chu đáo để tăng thêm phần thi vị khi thưởng thức.

BẠCH MÃ

Vườn Quốc gia Bạch Mã là điểm đến nhất định phải ghé thăm đối với những du khách yêu thích khám phá cuộc sống nơi hoang dã. Vườn quốc gia được xây dựng năm 1991 với tổng diện tích lên đến 22.031 hecta và được mở rộng vào năm 2008 để bảo vệ hệ sinh thái tốt hơn. Bạch Mã được công nhận là một trong những trung tâm bảo tồn của Đông Dương nhờ vào sự đa dạng sinh học nơi đây.

Đỉnh Bạch Mã cao 1,450m và được phủ mây trắng muốt quanh năm. Du khách có thể quan sát những tòa nhà đổ nát được xây dụng thời kỳ Pháp thuộc ở trên đỉnh và xung quanh núi ngàn. Từ Laguna Lăng Cô đến vườn quốc gia Bạch Mã chỉ khoảng 25 km.

ĐÀ NẴNG

Tọa lạc ở miền Trung, Đà Nẵng được xem là một trung tâm thương mại trọng điểm của Việt Nam. Trong khi thành phố khoát lên mình hình ảnh hiện đại thì những tượng đài, tác phẩm điêu khắc lại khắc họa những nét nổi bật từ Mỹ Sơn có từ thế kỷ thứ 4 đến 14. Những di tích này được lưu giữ tại bảo tàng điêu khắc Chăm nằm gần sông Hàn, thể hiện vẻ đẹp của tôn giáo Hindu và Phật giáo. Một điểm đếm khác thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng chính là dãy núi Ngũ Hành Sơn, nơi có những ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển phía nam thành phố.

Đà Nẵng là ngôi nhà của những nghệ nhân được biết đến với các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo từ đá quý. Ngoài di chuyển bằng đường biển, Đà Nẵng còn là điểm đến lý tưởng có thể ghé thăm bằng đường hàng không. Sân bay Quốc tế Đà Nẵng nằm ngay trong thành phố với những chuyến bay thẳng kết nối với nhiều quốc gia như Singapore, Hồng Kông và Malaysia.

HỘI AN

Được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO, phố cổ Hội An chính là hình ảnh đại diện cho cảng thương mại sầm uất ở Đông Nam Á từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Nằm bên bờ sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam, những mái nhà cổ nối tiếp nhau và những con phố chịu sự ảnh hưởng của bản địa và nước ngoài, tất cả đã tạo nên sức hút cho di sản độc đáo này. Khám phá lịch sử Việt Nam tại mọi ngóc ngách của nơi đây vì các ngôi nhà cổ đều lưu giữ nét kiến trúc cũ từ thế kỷ 19 và 20. Rảo bước trên con đường nhuộm màu nét đẹp quá khứ và trải nghiệm văn hoá riêng biệt của Hội An, nơi vẫn luôn giữ vẻ cổ kính không hề thay đổi qua thời gian, bao gồm cả lệnh cấm xe cơ giới trong phố cổ.

Sẽ khó có minh chứng lịch sử nào tuyệt vời hơn cho sự lâu đời của phố cổ bằng những ngôi nhà gỗ xinh đẹp với mặt tiền được chạm trổ tinh xảo, những mái ngói bao phủ bởi rêu phong trong suốt hơn 300 năm trường tồn với thời tiết và chiến tranh. Một chuyến ghé thăm Hội An chắc chắn sẽ khơi gợi nhiều cảm xúc bên trong bạn. Du khách đi dạo qua những con phố treo đầy đèn lồng sẽ cảm thấy ngạc nhiên bởi hương thơm nhẹ nhàng thoảng qua, cũng như tiếng chuông chùa ngân vang khắp phố.

MỸ SƠN

Nằm cách Đà Nẵng 70km về phía Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là Kinh thành của Triều đại Chăm có niên đại từ thế kỷ 4 đến thế kỷ thứ 12. Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể di tích tôn giáo rộng lớn với hơn 70 công trình kiến trúc độc đáo. Nơi đây bao gồm những đền chùa và tòa tháp được nối với nhau bởi những viên gạch đỏ được thiết kế tinh xảo và công phu. Dựa trên những bút tích lịch sử ghi chép lại, nền móng của khu kiến trúc Mỹ Sơn cổ đại này là một ngôi đền bằng gỗ thờ thần Siva Bhadresvera.

Vào cuối thế kỷ 16, một ngọn lửa lớn bùng lên đã thiêu hủy ngôi đền này. Qua năm tháng, các nhà khoa học dã dần vén lên bức màn bí ẩn. Thông qua các tầng đá và các triều đại hoàng gia, họ đã chứng minh được rằng Mỹ Sơn là vùng đất linh thiêng của người Chăm từ cuối thế kỷ 4 đến thế kỷ thứ 15. Được khen ngợi bởi giá trị lịch sử phong phú, công trình kiến trúc này đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1999.

Chia sẻ bài viết: